VietnamCredit
VietnamCredit About Us Cafe€redit Contact Us
Login
0
USD
Go to cart
Checkout

Báo cáo ngành Dệt may Việt Nam 2020

Thursday 08, 10 2020
Price
$240
Total pages
50
File
UNKNOW
Category
Manufacturing
Published year
2020
Executive Summary
Table of Facts & Figures
List of Rated Companies
Related Industries
Tab 5
Executive Summary
Table of Facts & Figures
List of Rated Companies
Related Industries
Tóm tắt Ngành dệt may Việt Nam:

Ngành dệt may Việt Nam là ngành chủ lực trong xuất khẩu, đứng thứ 2 trong top 10 nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất Việt Nam. 90% sản phẩm dệt may Việt nam dùng để xuất khẩu. Việt Nam đứng thứ 3 về xuất khẩu hàng dệt may chỉ sau Trung Quốc và Bangladesh. Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), năm 2019 tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành đạt 39 tỷ USD, tăng 7,55% so với năm 2018. Thị trường chính xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam là Hoa Kỳ, chiếm tỷ trọng 38,97% trong kim ngạch với giá trị xuất khẩu khoảng 15,2 tỷ USD. EU là thị trường lớn thứ 2 chiểm tỷ trọng là 11,28%, tiếp sau là thị trường Trung Quốc với tỷ trọng là 10,9%. Việt Nam xuất khẩu chủ yếu.

Ngành dệt may là ngành thâm dụng lao động với lực lượng lớn nhất cả nước - khoảng 2,5 triệu lao động làm việc trong ngành. Tuy nhiên năng suất lao động của ngành sản xuất của Việt Nam là rất thấp so với các nước khác trong khu vực. Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), khoảng 85% lao động trong ngành có thể được thay thế bằng máy móc công nghệ trong thời gian tới. Tiền lương nhân công của Việt Nam ở mức 4,5 triệu/tháng cũng ít cạnh tranh hơn so với các quốc gia như Bangladesh hay Campuchia.

Hiện nay có khoảng 6.000 công ty trong ngành dệt may Việt Nam, chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khoảng 84% là công ty tư nhân và 15% là công ty FDI với số vốn là 19,286 tỷ USD. Hàn Quốc là quốc gia đầu tư nhiều dự án nhất vào ngành dệt may Việt Nam với 464 dự án tính đến tháng 11 năm 2019, tiếp sau là Đài Loan, Hồng Kong và Trung Quốc. Tuy nhiên các công ty FDI lại chiếm 60 – 70% tỷ trọng xuất khẩu ngành dệt may. Quy mô ngành lớn nhưng sự cạnh tranh trong ngành tương đối cao.

Ngành dệt may Việt Nam bao gồm 3 phân ngành: phân ngành thượng nguồn (sản xuất sợi), phân ngành trung nguồn (sản xuất vải và nhuộm) và phân ngành hạ nguồn (sản xuất hàng may mặc). Tỉ lệ nội địa hóa của ngành ở mức thấp, chỉ đạt từ 40 – 45%. Các nguyên phụ liệu cho ngành dệt may thuộc phân ngành thượng nguồn chủ yếu phải nhập khẩu từ nước ngoài. Mảng dệt nhuộm là mảng kém phát triển gây cản trở tăng trưởng của cả ngành. Chỉ có khoảng 20% doanh nghiệp thuộc mảng dệt nhuộm. Mảng may mặc phát triển, đóng góp 80% trong kim ngạch xuất khẩu. Do sự phát triển không đồng đều giữa các phân đoạn sản xuất nên Việt Nam chỉ chủ yếu tham gia chuỗi giá trị toàn cầu với phương thức CMT (cut – make – trim) là phương thức đơn giản nhất, cũng là phương thức có giá trị gia tăng thấp nhất, với tỉ trọng 65%. Khoảng 30% còn lại là phương thức FOB với giá trị gia tăng cao hơn, chỉ có khoảng 5% là phương thức ODM (original design manufacturing).

EVFTA và CPTPP đều là các hiệp định kỳ vọng sẽ mang lại thuận lợi cho sự phát triển của Việt Nam khi EU cũng như các nước thành viên trong hau Hiệp định là các thị trường xuất khẩu tiềm năng cho hàng dệt may Việt. Đáng chú ý, EU là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới, thị phần của Việt Nam trên thị trường này có tiềm năng tăng trưởng. Tuy nhiên, quy tắc xuất xứ từ vải trở đi của EVFTA và từ sợi trở đi của CPTPP sẽ làm khó các doanh nghiệp Việt Nam khi các nguyên phụ liệu có xuất xứ trong nước chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ, hầu hết phụ thuộc vào nhập khẩu từ các thị trường không thuộc các nước trong hai Hiệp định. Với bối cảnh như hiện nay, các doanh nghiệp trong ngành đang cấp thiết hoàn thiện phát triển các giai đoạn sản xuất để thoát phụ thuộc vào nhập khẩu, nâng cao lợi nhuận của ngành và đạt điều kiện để hưởng lợi từ EVFTA và CPTPP.

 
1. Kinh tế vĩ mô
1.1. Tăng trưởng kinh tế
1.2. Thương mại và giá cả
1.3. Vốn đầu tư và thu chi Ngân sách Nhà nước
1.4. Tình hình xuất nhập khẩu
1.5. Tình hình thành lập và giải thể của các doanh nghiệp
2. Tình hình phát triển ngành Dệt may Việt Nam
2.1. Tổng quan ngành Dệt may Việt Nam
2.2. Cơ cấu doanh nghiệp và lao động trong ngành Dệt may
2.3. Các số liệu chính về ngành Dệt may
2.4. Chỉ số trung bình ngành Dệt may 2019
2.5. Cơ hội, thách thức và dự báo phát triển ngành Dệt may
3. 10 doanh nghiệp tiêu biểu ngành Dệt may Việt Nam 2019

Newly Published Reports

Country report 2022
Country report 2022
Vietnam Country Report is an annual report published by VietnamCredit, a leading business information provider and credit rating agency in Vietnam.
Vietnam Chemicals and Chemical Products Industry Report 2020
Vietnam Chemicals and Chemical Products Industry Report 2020
The report on the chemical industry was prepared by VietnamCredit in 2020 including a description, situation, and key development trends of the industry.

RELATED REPORTS

Vietnam Real Estate Industry Report 2020
Price $120
Pages 39
The report on Real estate industry was prepared by VietnamCredit in 2020...
Vietnam Insurance, Reinsurance and Social Insurance Industry Report 2020
Pages 38
The report on Insurance, Reinsurance and Social Insurance was prepared by VietnamCredit...
Vietnam Manufacture of Beverages Industry Report 2020
Pages 31
The report on Manufacture of Beverages industry was prepared by VietnamCredit in...
Vietnam General Aviation & Airline Catering Services Industry Report 2018
Pages 26
The report on Aviation & Airline Catering Services industry was prepared by...
+84 981861066