VietnamCredit
VietnamCredit About Us Cafe€redit Contact Us
Login
0
USD
Go to cart
Checkout

Báo cáo ngành Cao su tự nhiên Việt Nam 2020

Thursday 08, 10 2020
Price
$240
Total pages
50
File
UNKNOW
Category
Manufacturing
Published year
2020
Executive Summary
Table of Facts & Figures
List of Rated Companies
Related Industries
Tab 5
Executive Summary
Table of Facts & Figures
List of Rated Companies
Related Industries
Tóm tắt ngành Cao su tự nhiên Việt Nam
Ngành cao su tự nhiên Việt Nam đứng thứ 3 trên thế giới về sản lượng chỉ sau Thái Lan và Indonesia. 3 nước chiếm 65% tổng sản lượng cao su trên toàn thế giới. Sản lượng cao su phụ thuộc vào ngành công nghiệp chế biến ô tô - thị trường tiêu thụ chính, và giá cao su thiên nhiên có sự ràng buộc với giá dầu thô và giá cao su tổng hợp - sản phẩm thay thế của cao su thiên nhiên.

Ngành cao su đã phát triển ở Việt Nam hơn 100 năm bắt đầu từ năm 1987. Diện tích cao su năm 2019 đạt 946,2 nghìn ha, có giảm 1,6% so với năm 2018. Sản lượng cao su đạt 1.173,1 nghìn tấn, tăng 3,1% so với năm trước. Có thể nói sản xuất cao su tại Việt Nam chiếm khoảng 7,7% sản lượng toàn cầu, cũng như diện tích trồng cây cao su Việt Nam chiếm khoảng 5,6% diện tích trồng cao su toàn cầu.

Tại Việt Nam, hầu hết cây cao su được trồng tại các tỉnh Đông Nam Bộ (55%), Tây Nguyên (27%) và miền Trung (15%) do điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp với sự phát triển. Tuy nhiên, đây cũng là những vùng chịu nhiều bão và các năm gần đây là biến đổi khí hậu với hiệu hứng ElNino khiến mùa khô hạn kéo dài đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản lượng cao su những năm gần đây.

Do thị trường tiêu thụ cao su trong nước chưa phát triển nên khoảng 80,4% sản lượng cao su dùng để xuất khẩu, phần còn lại 19,6% được sử dụng cho ngành chế biến sản phẩm cao su nội địa. Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu đạt 2,3 tỷ USD, tăng 10%. Theo MBS, thị trường cao su Việt Nam đa dạng với hơn 70 thị trường. Tuy nhiên, thị trường Trung Quốc - nhà nhập khẩu cao su lớn nhất thế giới - vẫn chiếm tỉ trọng lớn, theo sau là thị trường Ấn Độ, EU và các nước Đông Nam Á. Riêng 10 tháng đầu năm 2019, Việt Nam đã xuất sang Trung Quốc 864,6 nghìn tấn, chiếm 66,32% tổng lượng xuất khẩu. Vì xuất khẩu cao su phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc nên khi thị trường này có biến động thì ngành cao su Việt Nam cũng bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, Việt Nam mới chủ yếu xuất khẩu cao su ở dạng thô và xuất qua đường tiểu ngạch với khoảng 80% lượng xuất khẩu không được kiểm soát chất lượng nên không ổn định, rủi ro cao, và khó chủ động về giá xuất khẩu. Các doanh nghiệp trong nước phải nhập khẩu cao su vì chất lượng cao su trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất.

Hiện nay, thị trường cao su Việt Nam bao gồm 60 doanh nghiệp nhà nước, 95 doanh nghiệp tư nhân cùng với 264.000 hộ tiểu điền chưa có cơ quan đại diện và kết nối. Do vậy, có thể nói thị trường ngành cao su thiếu thông tin và sự minh bạch rõ ràng. Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam VGR, do nhà nước nắm quyền chi phối với tỉ lệ sở hữu lên tới 96,77%, là một doanh nghiệp nổi bật trong ngành. Vì diện tích trồng cao su khó mở rộng hơn nữa, một số doanh nghiệp trong ngành đã thực hiện đầu tư sang các nước lân cận như Lào và Campuchia. Tính đến đầu năm 2017, Việt Nam có 72 dự án đầu tư nước ngoài, với tổng số vốn đầu tư là 2,175 tỷ USD.

Hiệp định CPTPP mang lại nhiều cơ hội tích cực cho ngành cao su Việt Nam với lộ trình giảm thuế về 0% trong vòng 16 năm. Việt Nam có thể đa dạng hóa thị trường, mở rộng sang các nước có nền công nghiệp chế biến cao su chưa phát triển nhiều như Peru, Chile, New Zealand, Australia,… Đồng thời có thể nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất từ các nước Nhật Bản và Canada. Tuy nhiên, đây cũng sẽ là thách thức vì chất lượng cao su của Việt Nam chưa cao. Đầu năm 2020, do dịch Covid nên thị trường Trung Quốc biến động mạnh, xuất khẩu cao su sang Trung Quốc gặp nhiều khó khăn, giá trị 4 tháng đầu năm 2020 giảm 31% so với cùng kỳ năm 2019. Nếu nền kinh tế thế giới phục hồi nhanh chóng trong năm nay, nhu cầu về cao su thiên nhiên có thể tăng 4,1% như năm 2018. Bên cạnh đó, với tình hình ngành sản xuất ô tô trong nước đang phát triển, các doanh nghiệp ngành cao su có thể kỳ vọng thị trường nội địa sẽ có nhiều tiềm năng hơn.
1. Kinh tế vĩ mô
1.1. Tăng trưởng kinh tế
1.2. Thương mại và giá cả
1.3. Vốn đầu tư và thu chi Ngân sách Nhà nước
1.4. Tình hình xuất nhập khẩu
1.5. Tình hình thành lập và giải thể của các doanh nghiệp
2. Tình hình phát triển ngành Cao su tự nhiên Việt Nam
2.1. Tổng quan ngành Cao su tự nhiên Việt Nam
2.2. Cơ cấu doanh nghiệp và lao động trong ngành Cao su tự nhiên
2.3. Các số liệu chính về ngành Cao su tự nhiên
2.4. Chỉ số trung bình ngành Cao su tự nhiên 2019
2.5. Cơ hội, thách thức và dự báo phát triển ngành Cao su tự nhiên
3. 10 doanh nghiệp tiêu biểu ngành Cao su tự nhiên Việt Nam 2019

Newly Published Reports

Country report 2022
Country report 2022
Vietnam Country Report is an annual report published by VietnamCredit, a leading business information provider and credit rating agency in Vietnam.
Vietnam Chemicals and Chemical Products Industry Report 2020
Vietnam Chemicals and Chemical Products Industry Report 2020
The report on the chemical industry was prepared by VietnamCredit in 2020 including a description, situation, and key development trends of the industry.

RELATED REPORTS

Vietnam Pharmaceutical Industry Report 2020
Price $240
Pages 52
The report on the Pharmaceutical industry was prepared by VietnamCredit in 2020...
Vietnam Fishery Industry Report 2020
Price $240
Pages 46
The report on the Fishery industry was prepared by VietnamCredit in 2020...
Vietnam Real Estate Industry Report 2020
Price $120
Pages 39
The report on Real estate industry was prepared by VietnamCredit in 2020...
Vietnam Insurance, Reinsurance and Social Insurance Industry Report 2020
Pages 38
The report on Insurance, Reinsurance and Social Insurance was prepared by VietnamCredit...
+84 981861066