VietnamCredit
VietnamCredit About Us Cafe€redit Contact Us
Login
0
USD
Go to cart
Checkout

Báo cáo ngành Sản xuất Điện Việt Nam 2020

Thursday 08, 10 2020
Price
$240
Total pages
50
File
UNKNOW
Category
Production & distribution of Electricity, Gas, Steam water and Air-conditioning
Published year
2020
Executive Summary
Table of Facts & Figures
List of Rated Companies
Related Industries
Tab 5
Executive Summary
Table of Facts & Figures
List of Rated Companies
Related Industries
Tóm tắt Ngành sản xuất điện Việt Nam

Đối với 1 nền kinh tế đang phát triển và trong quá trình chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp thì sự ổn định của nguồn điện được cung cấp là thiết yếu. Theo Worldbank, Việt Nam là một trong những nước tiêu thụ nhiều điện nhất khu vực Đông Á - Thái Bình Dương. Nhu cầu về điện của Việt Nam tăng trưởng ở mức 10%/năm, nhanh hơn so với tăng trưởng GDP trung bình ở mức 6%. Điện năng chủ yếu cung cấp cho ngành công nghiệp và xây dựng, tỉ trọng là 55%. Tuy nhiên, ngành điện Việt Nam hiện tại không đáp ứng được nhu cầu về điện trong nước. Sản lượng điện thương phẩm có tăng đều trong giai đoạn 2010 – 2018, năm 2019 sản lượng điện thương phẩm đạt 210 tỷ kWh, tương đương 2.180kWh/người /năm. Cả nước chỉ có xấp xỉ 99,52% số hộ dân được cung cấp điện. Độ tin cậy cung ứng điện của Việt Nam so với các nước trong khu vực và trên thế giới ở mức thấp. Năm 2018, thời gian mất điện bình quân trong năm của khách hàng (SAIDI) là 724,48 phút/khách hàng và tần suất mất điện kéo dài bình quân (SAIFI) là 4,97 lần/khách hàng, tần suất mất điện thoáng qua bình quân (MAIFI) là 0,78 lần/khách hàng.

Hệ thống truyền tải điện Việt Nam là mạng lưới đường dây gồm 3 cấp điện áp 500kV, 220kV và 110kV. Lưới truyền tải điện Bắc Nam 500kV có tổng chiều dài là 4670km, tương đối ổn định và công suất cao. Tổng chiều dài đường dây lưới 500kV, 220kV năm 2017 lần lượt là 7.500km và 16.857km. Sản lượng điện giao năm 2017 đạt 170.378 triệu kWh và sản lượng điện nhận là 166.209 triệu kWh, tăng theo các năm. Tỉ lệ tổn thất điện năng truyền tải điện giảm thấp, tính trong 10 tháng đầu năm 2019 là 2,2%, đứng thứ 3 trong khu vực ASEAN. Tổn thất điện năng toàn hệ thống là 6,81%, thấp hơn 1 số nước phát triển như Liên Bang Nga mức 10%, Anh mức 8,3%.

Việt Nam nằm trong top 21 nước có giá điện rẻ nhất thế giới. Năm 2018, giá điện của Việt Nam là 0,07 USD/kWh, bằng một nửa giá trung bình thế giới là 0,14 USD/kWh. Giá điện Việt Nam được điều hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước nên không phản ánh được chi phí sản xuất cao. Trong thời gian tới, Chính phủ có cân nhắc tăng giá điện để thu hút đầu tư vào lĩnh vực sản xuất điện.

Việt Nam bắt đầu nhập khẩu điện từ Trung Quốc từ năm 2004 và từ Lào từ năm 2013. Quy mô nhập khẩu điện trung bình chỉ chiếm khoảng 3%. Năm 2019, sản lượng điện nhập khẩu từ Trung Quốc là 2,15 tỷ kWh và từ Lào là 1,124 tỷ kWh. Giá điện nhập khẩu rẻ hơn so với giá điện sản xuất trong nước. Nhiệt điện than là nguồn điện chủ lực, chiếm tới 31,8% trong cơ cấu sản xuất điện. Tuy nhiên lượng than trong nước không đủ phục vụ cho sản xuất nhiệt điện, Việt Nam gia tăng nhập khẩu than giá cao từ Australia, Nga, Indonesia, và Trung Quốc.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thuộc quản lý của Bộ Công Thương là đơn vị độc quyền trong việc truyền tải, phân phối và vận hành hệ thống điện. Có 4 thành phần công ty tham gia vào khu vực sản xuất điện: EVN và các công ty chi nhánh, các nhà cung cấp điện độc lập (IPP), các công ty tư nhân, các công ty nước ngoài đầu tư dưới hình thức BOT. EVN cùng với các tập đoàn nhà nước như PetroVietnam và VinaComin chiếm tỉ trọng lớn - 58% trong khu vực sản xuất. Theo Quyết định số 63/2013/QĐ-TTg, Việt Nam định hướng phát triển thị trường điện cạnh tranh theo 3 giai đoạn: Thị trường phát điện cạnh tranh năm 2014, Thị trường bán buôn điện cạnh tranh (2015 – 2021), thị trường bán lẻ điện cạnh tranh (sau năm 2021). Tuy nhiên tiến độ triển khai Quyết định còn chậm, gặp nhiều khó khăn bất cập.

Dự báo trong giai đoạn 2021 – 2025, Việt Nam sẽ thiếu 41,7 tỷ kWh. Nguyên nhân là do rất nhiều dự án nguồn điện lớn vị chậm tiến độ: 35 dự án chận tiến độ từ 1 – 5 năm. Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận bị lùi đến năm 2028 với lý do đảm bảo an toàn, chưa chuẩn vị đủ tài chính và nhân lực. Tiềm năng thủy điện lớn hầu như đã bị khai thác hoàn toàn. Các nguồn năng lượng tái tạo khác mới phát triển ở những bước đầu.
 
1. Kinh tế vĩ mô
1.1. Tăng trưởng kinh tế
1.2. Thương mại và giá cả
1.3. Vốn đầu tư và thu chi Ngân sách Nhà nước
1.4. Tình hình xuất nhập khẩu
1.5. Tình hình thành lập và giải thể của các doanh nghiệp
2. Tình hình phát triển ngành Sản xuất Điện Việt Nam
2.1. Tổng quan ngành
Sản xuất Điện Việt Nam
2.2. Cơ cấu doanh nghiệp và lao động trong ngành
Sản xuất Điện
2.3. Các số liệu chính về ngành Sản xuất Điện
2.4. Chỉ số trung bình ngành Sản xuất Điện 2019
2.5. Cơ hội, thách thức và dự báo phát triển ngành
Sản xuất Điện
3. 10 doanh nghiệp tiêu biểu ngành Sản xuất Điện Việt Nam 2019

Newly Published Reports

Country report 2022
Country report 2022
Vietnam Country Report is an annual report published by VietnamCredit, a leading business information provider and credit rating agency in Vietnam.
Vietnam Chemicals and Chemical Products Industry Report 2020
Vietnam Chemicals and Chemical Products Industry Report 2020
The report on the chemical industry was prepared by VietnamCredit in 2020 including a description, situation, and key development trends of the industry.

RELATED REPORTS

Vietnam Real Estate Industry Report 2020
Price $120
Pages 39
The report on Real estate industry was prepared by VietnamCredit in 2020...
Vietnam Insurance, Reinsurance and Social Insurance Industry Report 2020
Pages 38
The report on Insurance, Reinsurance and Social Insurance was prepared by VietnamCredit...
Vietnam Manufacture of Beverages Industry Report 2020
Pages 31
The report on Manufacture of Beverages industry was prepared by VietnamCredit in...
Vietnam General Aviation & Airline Catering Services Industry Report 2018
Pages 26
The report on Aviation & Airline Catering Services industry was prepared by...
+84 981861066